Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Tranh cãi về lệnh cấm ống hút nhựa ở thủ đô Mỹ
Washington, nơi đầu tiên phát minh ra ống hút nhựa, là thành phố thứ hai ở Mỹ cấm sử dụng loại sản phẩm này.


Tòa nhà Stone, nơi sản xuất những chiếc ống hút đầu tiên của Mỹ. Ảnh: WP.



Năm 1888, trong tòa nhà màu nâu vàng đồ sộ được sử dụng làm công xưởng trên Đường số 9, Washington, Mỹ, Marvin C.Stone phát minh ra loại ống hút giấy thay thế cho ống hút bằng cây cỏ mà người Mỹ thời đó hay dùng.



Kể từ đó, hàng triệu ống hút đã được sản xuất trong Tòa nhà Ống hút Stone, nay là trụ sở cảnh sát giao thông thủ đô Washington. Dấu hiệu duy nhất về lịch sử của nó là tấm bia kỷ niệm kín đáo trên bức tường để tôn vinh Stone, "nhà phát minh ống hút giấy".



Stone phát minh ra ống hút vào một buổi tối, khi đang nhấm nháp ly cocktail bạc hà ưa thích. Thời đó, người ta hay dùng cỏ hắc mạch khô để làm ống hút, nhưng Stone đã chỉnh sửa cỗ máy cuốn thuốc lá giấy, biến nó thành máy cuốn giấy xoắn xung quanh một hình trụ giống bút chì để tạo thành ống hút. Ông còn phủ sáp lên ống hút để nó không bị nhũn ra trong khi dùng.



Ông nộp đơn xin cấp bằng sáng chế năm 1888 với trình bày muốn tạo ra "loại ống hút rẻ, bền, thay thế ống hút cỏ tự nhiên". Từ phát minh của Stone kết hợp với sự phát triển của ngành nhựa, ống hút nhựa ra đời.



Gần 1,5 thế kỷ sau, Washington, nơi phát minh ra ống hút, là thành phố lớn thứ hai ở Mỹ sau Seattle cấm ống hút nhựa. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 nhưng cho phép gia hạn để các nhà hàng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi tới hết tháng 6.



"Rất nhiều cơ sở kinh doanh vẫn đang sử dụng ống hút nhựa và không định thay thế", Kirk Francis, quản lý trung tâm ăn uống Tastemakers cạnh Tòa nhà Ống hút Stone, nói.



Francis là một doanh nhân trẻ, yêu môi trường, từng đối mặt với câu hỏi tương tự vài năm trước. Một người bán hàng ăn trên xe tải đã hỏi: "Làm thế nào để uống sữa lắc mà không dùng ống hút?"



Francis cân nhắc tới ống hút kim loại, giấy phân hủy sinh học hoặc vật liệu có nguồn gốc thực vật, mà đa số đắt hơn hoặc mỏng hơn so với ống hút nhựa và vẫn chưa tìm ra "giải pháp thích hợp thay thế". Phần lớn khách hàng không quan tâm lắm, "họ chỉ muốn một cái ống hút trơn tru".



Vì vậy, để người dân từ bỏ ống hút là việc không dễ dàng. Ống hút là một phần không thể tách rời của văn hóa Mỹ từ khi được quảng bá lần đầu như một cách hạn chế bệnh tật lây lan khi người dân dùng chung cốc uống nước từ đài phun nước công cộng.



Joseph Friedman, một người Mỹ khác, đã cải tiến phát minh của Stone, tạo ra phần xoắn trên ống hút giúp miệng ống linh hoạt hơn, khi chứng kiến con gái vật lộn với ly sữa lắc. Loại ống hút này lập tức phổ biến cùng với những món đồ ăn nổi tiếng trong văn hóa tiêu dùng Mỹ, như đá xay soda, thực phẩm mang đi, đồ uống nhiều đá.



Lệnh cấm ống hút nhựa chỉ là khởi đầu mang tính biểu tượng, Sarah Perrin, một khách hàng đang dùng bữa cùng con gái ở Tastemakers, nói. Cô bé Lili 5 tuổi đang dùng ống hút nhựa để thưởng thức nước trái cây trong cốc nhựa.



"Không có ống hút, con bé sẽ làm đổ nước ra khắp người", Perrin nói. "Lệnh cấm ống hút xuất phát từ ý định tốt, nhưng người khuyết tật và trẻ em thì sao? Liệu nó có giúp chúng ta cảm thấy bản thân tốt đẹp hơn, liệu nó có làm cho môi trường khác đi?"



Collin Odell đang ngồi chơi cùng chó cưng trên sân thượng trung tâm ăn uống, tầm nhìn hướng về nhà máy trước đây của Marvin Stone. Anh sử dụng ống hút nhựa cho món nước ép ổi nhiều đá.



"Ống hút đi cùng đơn đặt hàng", chàng thanh niên trẻ giải thích. "Tôi hoàn toàn ủng hộ lệnh cấm, nếu nó giúp giảm lượng rác thải khổng lồ trong đại dương".



Odell thấy lượng ống hút nhựa sử dụng trong thành phố đã giảm đi, nhưng "ở thành phố khác thì không". "Tôi luôn ngạc nhiên đến thành phố khác chơi, người ta bán nước đựng trong cốc xốp nhựa", anh nói.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Người biểu tình Hong Kong gây sức ép với G20 về dự luật dẫn độ (26-06-2019)
    Nhân tài "rơi rụng" (25-06-2019)
    Nhà truyền giáo 'chữa bệnh' làm hại 100 trẻ em Uganda chết oan (23-06-2019)
    Đức giữ giá thuê nhà để cứu dân nghèo (20-06-2019)
    30 năm nữa, thế giới chen chúc thêm 2 tỉ người (19-06-2019)
    Chọn 'lấy chồng Trung Quốc', cô dâu Pakistan bị cưỡng hiếp tập thể (18-06-2019)
    Người Nhật sắp phải trả phí để xài túi nylon (16-06-2019)
    Vợ sinh con, nguy cơ đàn ông tự tử tăng 20 lần (10-06-2019)
    Gian lận thi cử: Cơ hội sửa sang nỗi xấu hổ (24-04-2019)
    Mới sáng sớm mở máy là... chửi (20-04-2019)
    Từ 'giang hồ mạng' đến 'kền kền' ở đám tang (11-04-2019)
    Giới trẻ và sự hâm mộ thần tượng mù quáng (06-04-2019)
    'Những hành vi thiếu văn hóa đạo đức có phải vấn đề báo động không?' (02-04-2019)
    Triệu phú không phải là người có cuộc sống giàu có (18-03-2019)
    Phép thử từ xe máy (16-03-2019)
    Nước mắm, ôi sao tuyệt thế! (12-03-2019)
    Sống chậm cuối tuần: Nhớ bữa cơm 'nhiều rau' (09-03-2019)
    “Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!” (21-11-2018)
    Những mái nhà xưa (20-11-2018)
    Kính trọng, thương mến thầy cô giáo (19-11-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152871401.